Phan Thiet – Mémoires d’Indochine

Phan Thiet – Ký ức về Đông Dương

 

Cá hồi giống như tên gọi của nó, là loài cá sẽ hồi hương về nơi mà chúng đã ra đi. Được sinh ra ở vùng nước ngọt nhưng khi trưởng thành loài cá này sẽ theo các dòng sông bơi ra đại dương, nơi chúng có thể thỏa sức vẫy vùng. Giống như một vòng tròn khép kín, cá hồi sinh ra ở đâu sẽ tìm cách quay trở lại đó, chúng phải bơi ngược dòng sông để lên thượng nguồn, đây rõ ràng là việc làm khó khăn hơn rất nhiều việc bơi thuận theo dòng nước.Nhưng tại sao chúng lại phải khổ nhọc như vậy?, hơn nữa có rất nhiều dòng sông đổ ra biển chứ không phải một, ấy vậy mà cá hồi vẫn tìm về một cách chính xác dòng sông nơi nó đã ra đi khi nhỏ.Quả là điều bí ẩn khi chúng có thể nhớ đường về quê cũ, nhà sinh vật học người Mỹ Hasler đã tiến hành 20 năm nghiên cứu và cho rằng chính mùi vị của dòng sông giúp cá hồi nhớ được đường về cố hương của mình. Chúng sẽ trải qua hành trình dài 3000 dặm với vô vàn khó khăn, ghềnh thác chảy xiết và kẻ thù nguy hiểm như gấu rình rập. Nhưng điều đó vẫn không làm loài cá này chùn bước mà chúng luôn tiến về nơi chúng đã chào đời.

Trên đường tìm về cội nguồn, chúng sẽ gặp phải như gấu, sói,… ngoài ra những dòng nước chảy xiết cũng khiến chúng ngày càng xác xơ, đuối sức. Hành trình của cá hồi cũng giống như một hành trình giác ngộ vậy, chúng thỏa mình vẫy vùng trong đại dượng bao la khi còn trẻ nhưng khi đã „già“, chúng lại tìm cách quay trở về với nơi mình đã sinh ra. Một hành trình khó khăn, gian khổ để tìm về bản ngã của chính mình. Điều đó giống như một sự giác ngộ vậy!

Những ai đã từng đặt chân đến thành phố Phan Thiết, có lẽ sẽ khó có thể quên được hình ảnh một dòng sông êm đềm chảy uồn lượn giữa lòng thành phố nhộn nhịp này.

Dòng sông Cà Ty như một bản tình ca nhẹ nhàng, trầm lắng, gắn bó biết bao kỉ niệm đối với người dân nơi đây. Ngày nay dòng sông này đã trở thành một trong những địa điểm thu hút đông đảo du khách mỗi khi đến Phan Thiết bởi sự trong lành, hiền hòa và vẻ đẹp dịu dàng của nó.

Khác với những dòng sông khác ở Phan Thiết, vẻ đẹp dòng sông Cà Ty chẳng những mang một nét rất riêng mà quanh năm không ít thì nhiều vẫn ngập nước, không cạn vào mùa nước rút và đầy vào mùa nước lên như những con sông khác. Sông Cà Ty Phan Thiết trước đây có tên là dòng sông Mường Hán. Là hợp lưu của 2 con sông chảy về chính là Ta Da và sông Mống, sông Cà Ty trải dài 65km uốn lượn khắp thành phố biển xinh đẹp này.

Chẳng biết từ bao giờ cái tên Cà Ty xuất hiện để gọi cho con sông này, nhưng cho đến nay cứ nhắc đến Phan Thiết là luôn đi đôi với con sông này. Dòng sông Cà Ty như một minh chứng lịch sử sống cho sự hình thành và phát triển của thành phố Phan Thiết, vì thế mà dòng sông này mang một ý nghĩa rất lớn đối với người dân địa phương nơi này

Quê ngoại tôi nằm bên dòng sông Cà Ty , năm 2014 tôi về quê sau 51 năm . Tôi đặt phòng ở khách sạn Đồi Dương , nhìn ra bải biển Đồi Dương .

Diese Diashow benötigt JavaScript.

Diese Diashow benötigt JavaScript.

P01

Diese Diashow benötigt JavaScript.

Diese Diashow benötigt JavaScript.

Kỷ niệm là một cái gì đó rất khó quên, và dẫu thời gian có trôi đến vô vàng, thì kỷ niệm vẩn luôn động lại. Kỷ niệm là những khoảnh khắc trong kí ức, khó có thể nào quên được.

AK-Annam-Phan-Thiet-Le-Marche
I’ve learned that good-byes will always hurt, pictures will never replace having been there, memories good and bad will bring tears, and words can never replace feelings.

 

562343493811160
PHAN THIET 1965

Les dunes de sable de Mui Ne
Beaucoup de visiteurs aiment se rendre sur ces dunes de sable qui sont similaires à celles que l’on trouve dans le désert du Sahara et qui sont situées non loin des plages de Mui Ne. Il y a deux endroits fascinants à visiter : les dunes blanches et les dunes rouges.
Les dunes blanches sont les plus grandes et sont connues par les habitants sous le nom de « Bau Trang ». Il y a quelques petits kiosques qui vendent de la nourriture et des boissons, ils se trouvent le long des pins.

Les dunes rouges, comme son nom l’indique, se distinguent par un sable de couleur brun-rougeâtre, qui en fait un lieu plus populaire pour la photographie. Plus petites que les dunes blanches, elles sont plus faciles à atteindre. La luge des sables est une activité connue et amusante que vous pourrez pratiquer ici, mais il est difficile de savoir précisément quel est le meilleur endroit pour en faire, parce que le sable se déplace de saison en saison. Il est à noter qu’il est plus facile de faire de la luge sur du sable sec.

đồi cát bay 2014

WP_20140305_11_01_57_ProCB1
Đồi Cát Đỏ Mũi Né hay còn gọi là Đồi Cát Vàng nằm ở gần bãi biển Hòn Rơm, Mũi Né, cách thành phố Phan Thiết khoảng 25km

 

DSCF3616CB5
Bởi vì đồi cát không chỉ có một hình dạng nhất định mà nó thay đổi hình dạng theo giờ theo ngày hoặc theo tháng, sự thay đổi do gió hoặc bảo cát làm bay đi từng lớp cát trên mặt theo chiều gió, tạo ra rất nhiều hình dạng khác nhau, khác hẳn hình dạng ban đầu. Đó chính là sự kì diệu mà mỗi ngày con người luôn muốn khám phá vẻ đẹp của đồi cát mà không biết chán. Chính vì thế mà người dân nơi đây thường gọi là Đồi Cát Bay.

 

DSCF3598CB4
若者は忘れられない思い出です。

 

5975537952_b82d1546da_h
Quận Hải Long thuộc tỉnh Bình Thuận là khu vực Mũi Né ngày nay, 1965.                                            私はよく子供のころの楽しい思い出を思い出す。

Đồi Cát Mũi Né, còn gọi là Đồi Cát Bay là một trong những bải cát trãi dài nhiều cây số từ tỉnh Bình Thuận đến Ninh Thuận nhưng điểm tham quan chính của đồi cát và được xem là đẹp nhất nằm trên đường ra Mũi Né. Cát có màu sắc chính là vàng, gọi là đồi cát bay vì hình dáng của đồi Cát thay đổi theo giờ, theo ngày, theo tháng v..v và không có hình dáng nhất định.

Bàu Trắng 2015

DSC06949BT1
Đồi Cát Trắng còn gọi là Bàu Trắng, là điểm du lịch khám phá rất nổi tiếng tại Mũi Né Phan Thiết và được ví như sa mạc Sahara

 

DSC06972BT2
Đồi Cát Trắng còn gọi là đồi Trinh Nữ, bởi trong hướng nhìn về đồi Cát Trắng cũng thấy tư thế của một người con gái nằm nghiêng mình ẻo lả duỗi đôi chân trần.

 

DSC06973BT3
Từ xa xưa, xung quanh Bàu Trắng đã có nhiều làng mạc của người Chăm xưa sinh sống và sử dụng nguồn nước trong hồ. Người Chăm đã dựng Đền thờ thờ nữ thần Thiên Yana. Khi người Chăm rời bỏ khu vực này đi nơi khác, ngôi đền cũng bị sụp đổ và hiện còn lại dấu tích ở phiá Nam Bàu Trắng là dấu tích của một giai đoạn lịch sử về sự chinh phục thiên nhiên của người Chăm ở đây.

 

DSC06983BT4
The true paradises are the paradises that we have lost.

 

5975542310_cb7f6512f2_b
Quận Hải Long thuộc tỉnh Bình Thuận là khu vực Mũi Né ngày nay, 1965

Bình Thuận năm xưa

47422975_1984555888260004_1694744818841812992_oF1
Never blame anyone in your life. Good people give you happiness. Bad people give you experience. Worst people give you a lesson. And the best people give you memories.

47685357_1984555671593359_1784505915886534656_oF2

47687681_1984556721593254_6390413360759832576_oF3
Death is that state in which one exists only in the mind of others, which is why it is not an end. No goodbyes. Just good memories.

47687890_1984556808259912_7928531790447247360_oF4

47689461_1984557271593199_4083912431275868160_oF5
I’ve learned that good-byes will always hurt, pictures will never replace having been there, memories good and bad will bring tears, and words can never replace feelings.

 

Binh Thuan
bãi biển Đồi Dương Phan Thiết 2015

48059107_1984574071591519_6627624344388370432_oF6

48076622_1984555904926669_5816185750932160512_oF7

48080979_1984556774926582_681659881660350464_oF8

48083196_1984555874926672_3765952484774772736_oF9

48090879_1984559361592990_3176323285432401920_oF10

48137935_1984530544929205_649787968738820096_oF11

48156111_1984574121591514_6105368205369278464_oF12

48273066_1984556998259893_7697600379717943296_oF13

48275310_1984573734924886_3708874379455627264_oF14
この自転車には思い出がある。

 

48358570_1984573934924866_2685164066846015488_oF15
A mother’s happiness is like a beacon, lighting up the future but reflected also on the past in the guise of fond memories.

 

48359781_1984555491593377_7436772938591764480_oF16
So long as the memory of certain beloved friends lives in my heart, I shall say that life is good.

48363683_1984556384926621_6441643064946589696_oF17

48364927_1984559301592996_8081150317984481280_oF18

48369467_1984556144926645_7210095443861045248_oF19
学校生活で思い出に残ったこと。

48376372_1984555738260019_7829734713571934208_oF20

48382413_1984556838259909_6740636126630903808_oF21
Cherish the time you have, and the memories you share… being friends with someone is not an opportunity but a sweet responsibility

48388183_1984559384926321_2634739656142356480_oF22

48391500_1984556478259945_3348072052572553216_oF23

48424018_1984555724926687_8753910185593929728_oF24
Tuổi thơ như áng mây rồi sẽ mãi bay về cuối trời .Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu… Ngày xưa ơi, mãi xa tuổi thơ . Xa cánh diều chở bao ước mơ.  Còn đâu bóng hoàng hôn những chiều mưa tím…

 

15594581699_72b7575fcd_b
Quận Hải Long thuộc tỉnh Bình Thuận là khu vực Mũi Né ngày nay, 1965

 

15594952918_f16771da69_b
Quận Hải Long thuộc tỉnh Bình Thuận là khu vực Mũi Né ngày nay, 1965

PHAN THIET 1965 – Along the river. Dọc con sông Cà Ty. Photo by John Hansen
15505342577_15dd680ba2_k

I lived in this place for about two months in early 1965. At the time it was home for the staff manning the Decca Navigator „Green“ transmitter station in Phan Thiet.

Decca_Navigator_Mk_21

The Decca Navigator System was a hyperbolic radio navigation system which allowed ships and aircraft to determine their position by receiving radio signals from fixed navigational beacons. The system used phase comparison of two low frequency signals between 70 and 129 kHz, as opposed to pulse timing systems like Gee and LORAN. This made it much easier to implement the receivers using 1940s electronics, eliminating the need for a cathode ray tube.

The system was invented in the US, but development was carried out by Decca in the UK. It was first deployed by the Royal Navy during World War II when the Allied forces needed a system which could be used to achieve accurate landings and was not known to the Germans and thus free of jamming. After the war, it was extensively developed around the UK and later used in many areas around the world. Decca’s primary use was for ship navigation in coastal waters, offering much better accuracy than the competing LORAN system. Fishing vessels were major post-war users, but it was also used on aircraft, including a very early (1949) application of moving map displays.

Decca_Navigator_Mk_12

Tôi sống tại nơi này khoảng hai tháng đầu năm 1965. Vào thời gian này đây là nơi cư ngụ cho toán nhân viên trạm truyền tín hiệu Decca Navigator „Green“ tại Phan Thiết.

15691934002_cf4715a1b8_k
PHAN THIET 1965. Kỷ niệm không bao giờ nhắc đến con người nhưng con người lại hay nhắc đến kỷ niệm. Chính con người tạo nên kỷ niệm, chứ kỷ niệm không bao giờ hiện hữu độc lập. Mặc dù con người tạo nên kỷ niệm, nhưng sự yếu đuối của con người trước kỷ niệm là khi sinh ra kỷ niệm rồi thì con người lại bị kỷ niệm chi phối. Một khi kỷ niệm ra đời rồi thì khó mà chối bỏ được sự có mặt của chúng. Và kỷ niệm lại có một quyền năng không ngờ: con người không giết được kỷ niệm, nhưng kỷ niệm lại có thể giết được con người. Kỷ niệm là một gạch nối. Kỷ niệm là một lối đi về để tôi có thể đến được với người và người đến với tôi trong không gian xa cách, trong thời gian chảy xuôi. Kỷ niệm là lối đi về, là sự nhắc nhở giữa hai người. Ðã là nhắc nhở thì tùy sợi giây liên hệ ấy thơ mộng hay vụng về, thân ái hay oán trách mà hai người có kỷ niệm đẹp hay đau buồn. Cái kỳ diệu và cũng là bi đát của con người là con người sống trong hiện tại nhưng lại có thể mơ ước tương lai và kéo cả quá khứ tới. Chính vì thế mà sống hiện tại, nhưng nỗi đau của quá khứ và lo nỗi lo của tương lai. Chính cái khả năng vượt thời gian này mà mới có kỷ niệm. Nếu không sống lại được quá khứ thì sẽ không có kỷ niệm. Do đấy, kỷ niệm có thể là hồng ân mà cũng là ngục tù.

 

562341170478059
PHAN THIET 1965. Vì khả năng có thể kéo quá khứ tới hiện tại nên người ta có thể đem những kỷ niệm đẹp năm xưa làm hành trang cho hôm nay. Và cũng có thể là ngục tù nếu kỷ niệm đó là những kỷ niệm buồn. Con người không thể chỉ sống hướng tới tương lai. Quá khứ đã làm nên đời họ, luôn luôn nhắc nhở họ. Cánh cửa thời gian vật lý đã đóng kín, nhưng cánh cửa tâm lý của con tim chẳng chịu im lìm. Nó không ồn ào nhưng vẫn thăm thẳm sâu. Khi quay về quá khứ, họ sẽ không sáng tạo được kỷ niệm nữa, mà chỉ nhìn ngắm kỷ niệm và để kỷ niệm tham dự vào đời mình mà thôi. Con người bất lực trước quá khứ. Nhưng quá khứ không hẳn là bất lực trước con người. Chẳng thể lẫn tránh được kỷ niệm thì chỉ còn lối đi đẹp nhất là hãy xây dựng những kỷ niệm đẹp.

 

705715786140596
Phan Thiet 1965. Một cánh thư viết thăm mẹ. Một món quà tặng nhau. Một dòng chữ cám ơn thầy, cô dạy cũ. Ðơn sơ nhưng đều là những kỷ niệm hồng có giá trị hạnh phúc dọc theo thời gian của một cõi lòng. Có những kỷ niệm êm đềm cho nhau bóng mát thì cũng có nhiều kỷ niệm đã giết chết bao tâm hồn. Ðưa dằn vặt câm nín đến đời nhau. Hối tiếc phũ phàng. Dọc theo thời gian còn lại của họ là nỗi đắng. Kỷ niệm là những hạt mầm đã gieo xuống hôm nay sẽ trổ sinh ngày mai. Có thể là quả ngọt, có khi là trái đắng. Khó mà xóa nhòa được kỷ niệm. Nó có thể hằn sâu đời đời. Bởi đó, gieo kỷ niệm đau buồn cho nhau là có thể hành hạ nhau cả một tương lai. Tặng nhau những kỷ niệm đẹp là sắm sẵn cho nhau bóng mát hạnh phúc trong những ngày sắp tới. Vì kỷ niệm có quyền năng như vậy, nên khi trao tặng nhau kỷ niệm, những kỷ niệm đó phải là những kỷ niệm hồng.

 

PT5
PHAN THIET 2015

 

562341220478054
PHAN THIET 1965

Phan Thiết ơi ngàn năm vẫn mãi trong ta.
Đồi Dương cát trắng bao la.
Phan Thiết ơi. ngàn năm như vẫn đợi chờ
Bâng khuâng nỡi nhớ bên bờ Mường Giang.

15505342367_9fe481c6dc_k
PHAN THIET 1965

 

15691933912_ed423a71b9_k
PHAN THIET 1965

 

PT3
PHAN THIET 2015

Phan Thiết ơi, ngày xưa ai đã đi qua.
Để cho tiếng hát câu ca
Đi vào giấc mộng đời ta.

15691934712_b433a7be00_k
PHAN THIET 1965

 

562343173811192
PHAN THIET 1965

 

705716966140478
PHAN THIET 1965

Suối Tiên , Fairy Springs

 Suối Tiên Mũi Né gọi là suối nhưng thực chất là một khe nước nhỏ gần hòn Rơm thuộc phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết. Để cuộc hành trình khám phá suối Tiên được trọn vẹn, du khách nên đi bộ khoảng 2km từ đường Võ Nguyên Giáp (đầu suối) đến đường Huỳnh Thúc Kháng (cuối suối).

DSC06804ST1
Suối Tiên 2015. Suối Tiên chỉ là một khe nước nhỏ chảy róc rách cạnh Hòn Rơm, khuất sau những đồi cát cháy nắng. Không gian nổi bật vô cùng bởi một màu đỏ rực của cát và những hình nhũ nhấp nhô, gồ ghề dọc hai bên bờ suối.

 

DSC06816ST2
Suối Tiên 2015. Cát bị mưa, gió bào mòn tạo nên những nhũ cát lô nhô, chĩa thẳng lên trời trông như những tòa lâu đài đá

DSC06817ST3

DSC06823ST4
Suối Tiên 2015

 

DSC06862ST5
Suối Tiên 2015. Hàng nghìn những hình nhũ hình thành nên từ cát, theo năm tháng trở nên cứng như đá, bị gió mưa mài mòn nên mang trên mình một vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú vô cùng. Màu đỏ nâu của đất cát cùng với những hình nhũ đủ hình thù, đủ kích cỡ làm cho bờ suối trở nên hùng vĩ như những đền tháp, như một thành quách bị lãng quên

Tháp Poshanu 2014

WP_20140305_09_27_05_Pro__highresPS1
Tháp Po Sha Nư (còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài) là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về phía Đông Bắc.Nhóm tháp này có phong cách kiến trúc Hòa Lai

 

WP_20140305_09_48_39_Pro__highresPS2
Khoảng cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9, người Chăm xây dựng nhóm đền tháp này với mục đích để thờ vị thần Shiva – là một trong những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính.Thế kỷ 15, xây dựng thêm một số đền thờ với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Po Sha Inư. Công chúa Po Sha Inư (con vua Para Chanh) là người có tài đức và phép ứng xử nên được người Chăm đương thời yêu quý.

DSCF3475CB3

Sông Cà Ty Phan Thiết trước đây có tên là dòng sông Mường Hán. Là hợp lưu của 2 con sông chảy về chính là Ta Da và sông Mống, sông Cà Ty trải dài 65km uốn lượn khắp thành phố biển xinh đẹp này.

15504962657_4861ab9964_k
John Hansen; Binh Thuan 1965

 

PT4
PHAN THIET 2015

 

15504963347_62932f7490_k
John Hansen; Binh Thuan 1965

 

PT6
PHAN THIET 2015

Chẳng biết từ bao giờ cái tên Cà Ty xuất hiện để gọi cho con sông này, nhưng cho đến nay cứ nhắc đến Phan Thiết là luôn đi đôi với con sông này.

15504963517_52998dfd2f_k
John Hansen; Binh Thuan 1965

 

15691933492_e71e4cc9b9_k
John Hansen; Binh Thuan 1965

Firebase Betty

Firebase Betty (also known as Currahee Base Camp, Landing Zone Betty or Phan Thiết) is a former U.S. Army and Army of the Republic of Vietnam (ARVN) base south of Phan Thiết in Bình Thuận Province, southern Vietnam.

562340927144750

The base was established at the French-era Phan Thiết airfield approximately 5 km southwest of Phan Thiết and 2 km east of Highway 1.

562343000477876

The first U.S. Army unit based here was the 2nd Battalion, 7th Cavalry from September 1966 to December 1967 as part of Operation Byrd.

PT7
PHAN THIET 2015

Vietnam’s literary scene is filled with colorful characters and mystifying urban legends, but no other poet has received as much fanfare – or as much scrutiny – as Han Mac Tu, one of the country’s most revered literary figures.

Han Mac Tu was born into a Catholic family in 1912. Growing up in Quang Binh province, he expressed great interest in literature from an early age and started playing with rhymes and stanzas at 16. He befriended many academics at the time who shared his love for poetry and writing, including Phan Boi Chau, a prolific writer.

Chau and Tu’s friendship led to the young poet’s first foray into proper poetry writing, when his poem “Thuc Khuya” (“Staying Up Late”) was published in a newspaper thanks to Chau’s referral.

At 21, Tu decided to pack up his life and move to Saigon in hopes of pursuing his dream career in writing. Quickly losing interest in his first job at the surveyor’s office, he moved on to work for Trong Khue Phong (In Her Boudoir) newspaper as an editor for its poetry section. Little did he know that this job would lead him to Mong Cam, his first and most talked-about love.

Throughout his life, Tu was linked with many women but his romance with Mong Cam is the most well-known. Also a lover of literature, she used to submit short poems for his poetry column. Eventually, they started exchanging letters back and forth between Saigon and Phan Thiet, where she lived. One thing led to another, they fell for each other and henceforth a romance began that would go on to inspire some of the most passionate and heart-wrenching poems in Tu’s oeuvre.

Unfortunately, their love was short-lived. In early 1935, Tu started showing symptoms of leprosy, a little-known but widely feared disease at the time. He brushed it off initially, however a year later, after publishing his first poetry collection, Gai Que (Country Girls), Tu’s condition worsened. The illness progressed quickly, and by 1939, he was usually in extreme pain.

According to VnExpress, in an interview published in 1961, Cam shared the details about one of her last rendezvous with the poet.

“One time, when we were out in Lau Ong Hoang, he confessed his love for me,” she told the interviewer. “I said that it would probably never end in happy-ever-after. He asked why, and I attributed it to differences in religious beliefs.”

“We still kept in touch for a few years,” Cam continued. “During this period, sometimes he insisted on meeting each other’s parents and even mentioned marriage, but I always tried to find a reason to say no.”

Eventually in 1940, Tu went back to Quy Nhon where he grew up, and passed away in Tuy Hoa Hospital at the tender age of 28.

Today, Saigon’s Han Mac Tu is a tiny, residential street located in Tan Phu District, not far from the airport.

5975525816_2868e676c9_h
Linh Long Tự 1965. Quận Hải Long thuộc tỉnh Bình Thuận là khu vực Mũi Né ngày nay, 1965

 

15780337215_bd143aaf2e_b
Quận Hải Long thuộc tỉnh Bình Thuận là khu vực Mũi Né ngày nay, 1965

Mui Ne1

Mui Ne2

Mui Ne3

Mui Ne6
PHAN THIET 1965

 

Mui Ne7
Dụng cụ làm nước mắm Gồm các thùng chứa bằng gỗ (vựa)

 

Mui Ne5
PHAN THIET 1965

Tháp cách thành phố Phan Thiết 7km, nằm trong khu di tích Lầu Ông Hoàng ngày xưa. Tháp nằm trên ngọn đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải. Khi mưới xây dựng, tháp Chàm được coi là công trình vĩ đại và là biểu tượng của Vương quốc Chăm Pa thời đó.

PT1

Đến thế kỷ 15, quần thể tháp được xây dựng thêm một số đền thờ với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Poshanư – con vua Para Chanh. Công chúa Poshanư là người được nhân dân yêu quý về tài đức và phép ứng xử.

PT2

Bà cũng chính là người đã chỉ dạy nhân dân trồng lúa nước, dệt vải thổ cẩm, trồng trọt, chăn nuôi…

Mui Ne4

https://www.youtube.com/watch?v=R3mqTPJtJ18
Trần Thiện Thanh sinh năm 1942 tại Phan Thiết, Bình Thuận. Ông đến Sài Gòn năm 1958, sau khi học xong thì làm giáo viên trung học. Đầu thập niên 1960, Nhật Trường lập ban Tứ Ca Nhật Trường gồm ông và 3 nữ ca sĩ: Như Thủy (em gái của ông), Vân Quỳnh và Diễm Chi. Ngoài ra, ông còn điều hành trung tâm phát hành nhạc và thu băng tên là Tiếng Hát Đôi Mươi.Năm 1993, ông di cư sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình ODP.Trần Thiện Thanh qua đời vào ngày 13 tháng 5 năm 2005 tại nhà riêng ở thành phố Westminster, Quận Cam, California (Hoa Kỳ).
Thi thể ông được hoả táng và đưa về Việt Nam thờ tự tại chùa Phước Huệ, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

DSC07104Thap

PT8
PHAN THIET 2015

Bãi biển ở Cổ Thạch

DSC09143

DSC09146

DSC09154

DSC09164

DSC08955D2

Screenshot_1

Screenshot_1

Phan Thiet 2020©. Copyright Tai Do Khac , Mémoires d’Indochine Februar 2020
______________________________________________

Bơ Bretel hay còn gọi là Bơ Đồng Tiền, đối với nhiều khách hàng trung niên thì đây không chỉ là món bơ quen dùng mà nó còn gắn với nhiều kỉ niệm thời trẻ của họ. Có “lão nhân” xúc động rưng rưng khi tìm được nơi bán, có vị cầm hộp bơ trong tay mừng rỡ như gặp người quen lâu ngày,.. cũng có vị tâm sự: Tôi mua bơ Đồng Tiền này từ hồi giá nó chỉ mới vài chục nghìn đồng, quý đến nổi chỉ dám để dành uống café. Mỗi lần chỉ dám dùng đầu tăm chấm một xíu bơ quậy vào tách café, vị thơm lừng, beo béo nhưng không ngậy, hương vị tuyệt hảo không lẫn vào đâu được”.

Bơ Bretel được sản xuất bởi hãng Maison Bretel Frères năm 1871 sáng lập bởi hai anh em Eugène Bretel và Adolphe Bretel ở Valognes (Pháp). Nó chỉ để xuất cảng mà thôi và do đó beurre Bretel bán trong hộp là beurre trộn muối để bảo quản lâu không bị hư thối dù được bán trên quầy hàng chưng bày ngoài trời trong những quốc gia nhiệt đới. Đồ ăn của lính lê dương ở Đông Dương.

Trở về quá khứ thời Đông Dương:
Hồi nhỏ ưa ăn bơ Bretel quẹt lên bánh mì, uống cà phê phải cho một chút bơ vô tách cho thơm mới chịu.

Càphê Trung Nguyên với bơ Bretel

buerre
For old Vietnamese people generation, the benchmark brand of butter came in a stout red can with gold lettering. Buerre Bretel (bơ Bretel, “buh Bruh-tell”) was highly prized for its super rich, umami-laden flavor. In a tropical country where water buffaloes far outnumbered dairy cows, the imported French butter was considered an expensive, luxury food.

Bretel1

DSC09659n

DSC09662n1

DSC09489A1

Anh phải làm sao đây em, làm sao khi nỗi nhớ em vẫn làm Anh khao khát được bên em, được yêu em như ngày xưa. „Nhủ lòng mình phải quên để bước tiếp, một cuộc sống bên Anh không có em“… thế nhưng sao thật khó, Anh không muốn quên em, Anh không thể, Anh không làm được…

Đã rất nhiều lần Anh tự bảo mình không được nhớ tới em nữa nhưng rồi trái tim Anh lại thôi thúc nhớ và nghĩ đến em. „Không biết giờ này em đang làm gì nhỉ, em có còn nhớ tới Anh nữa hay không“, Anh vẫn luôn tự hỏi mình như thế mỗi khi nhớ tới em và rồi lại tự làm mình buồn. Nhưng Anh chấp nhận chỉ cần được nghĩ đến em trong phút giây thôi, được nhìn thấy em cười, nghe tiếng em nói, để trong thoáng chốc Anh thấy mình lại được sống trong tình yêu như chưa có những tháng ngày xa cách.

Bokeh1

Xin một lần nữa cho Anh được sống với trái tim mình và cũng là lần cuối Anh viết về em…

Kỹ niệm là một thứ một thứ rất khó quên và không phải lúc nào ta cũng muốn nhớ thế nhưng khi những cơn mưa bắt đầu về thì mọi kỷ niệm anh cố chôn dấu lại cũng trở về in đậm như mới chỉ ngày hôm qua.

Anh Khoa tên thật là Trần Công Khai , quê quán Phan Thiết, ngày sinh nhật là 20 tháng 5. Năm 12 tuổi anh đã được đề cử tham dự cuộc thi văn nghệ ấp Chiến Lược toàn quốc tổ chức tại rạp Quốc Thanh và đã chiếm giải với nhạc phẩm „Nếu Một Mai Anh Biệt Binh Kỳ“.

Trần Thiện Thanh sinh năm 1942 tại Phan Thiết, Bình Thuận. Ông đến Sài Gòn năm 1958, sau khi học xong thì làm giáo viên trung học. Sau đó, ông tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan năm 1965, phục vụ tại Cục Tâm lý chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến cuối tháng 4 năm 1975. Ông cũng làm việc tại Ðài Phát thanh và Truyền hình Quân Ðội, từng là Trưởng ban văn nghệ của đài và sau năm 1968 còn phụ trách thêm chương trình phóng sự chiến trường.

Mưa về sự thật hiển nhiên bất cứ khi nào ta nhắc đến mưa, mưa buồn cảng bước chân ta không thể dạo phố với bạn.

Mưa sao không thể xóa được bước chân em trên con đường xưa bước chân em đi qua.

Anh lạnh lùng tê tái khi không còn em nhưng lại còn những kỷ niệm của anh của e và của hai đứa mình.

A5

Dưới mưa anh không thể làm con ốc lạnh lùng mà người ta vẩn thấy, mưa gọi về trong anh khoảnh khắc thật của chính mình. Phải đối mặc với mọi sự thật dấu kính trong sâu thẳm của trái tim anh. Cô đơn và lạnh lẻo.

Anh ghét mưa lắm đơn giản mưa giống em, khi đến nhẹ nhàng nồng ấm, khi đi lại quá lạnh lùng vội vả, anh ghét mưa vì chính mưa anh nhận ra mình chưa bao giờ vượt qua mọi thách thức của cuộc sống.

Bằng chứng là trông giây phúc này anh lại nhớ em.

Một nổi nhớ không nên lời, giờ đây anh chỉ biết khóc, anh ghết mưa vì kết quả năm tháng qua anh chờ em là vô vọng và bây giờ chỉ có riêng anh là người phải khóc. Là người phải đau phải khổ

Kỷ niệm là một cái gì đó rất khó quên, và dẫu thời gian có trôi đến vô vàng, thì kỷ niệm vẩn luôn động lại

Hảy để nước mắt, hảy để những nổi buồn lắng lại ở một gốc sâu thẳm nào đó ở trong tâm hồn anh. Anh tin là dù thời gian không thể xóa nhòa hoàn toàn mọi kỷ niệm về em, nhưng ít ra thì thời gian cũng sẻ mang lại cho anh một niềm tin mới hy vọng mới… [2015 bởi Thanh Cường Lê]

Hon1
hòn Rơm 2014

Bất cứ ai trong mỗi chúng ta, chắc hẳn đều có “tuổi thơ dữ dội”, hay khi ở tuổi trưởng thành sẽ có “một thời để nhớ”. Theo cảm nhận riêng của từng người, những hình ảnh gắn liền với bao cảm xúc: Vui, buồn, giận dỗi, thất tình, tự hào… để rồi, mỗi khi nhớ về nó, dòng chảy hoài niệm lại ùa về cùng ký ức. Hoài niệm là gì? Bạn có phải là một người thích hoài niệm?.

Khi có ai hỏi bạn hoài niệm là gì, bạn có thể trả lời hoài niệm giống như một loại cảm xúc, đôi khi còn được xem là một tình trạng bệnh lý có liên quan mật thiết đến việc khao khát những gì đã thuộc về quá khứ, thông qua việc lý tưởng hóa những ký ức đó trong suy nghĩ của mỗi người.

Hon2
hòn Rơm 2014

Hay nói cách khác, hoài niệm là sự luyến tiếc về quá khứ, nhớ nhung một điều gì đó khi đã rời xa. Hoài niệm có thể là cảm xúc tiêu cực hoặc tích cực tùy theo xu hướng cảm xúc của mỗi người.

PT4
nghĩa trang dốc Lầu Ông Hoàng 2014

Hoài niệm về quá khứ không hề xấu, tuy nhiên đừng quá “lạc lối” trong quá khứ mà quên mất hiện tại và tương lai trước mắt bạn.

PT5

“Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận”

Cư dân vùng Bình Thuận có mấy nguồn di dân chính. Đầu tiên là dân bản địa là người Chăm thuộc vương quốc Chiêm Thành và một nhóm cư dân từ vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi vào Phan Thiết lập nghiệp, khai khẩn đất đai, trồng trọt và đánh bắt hải sản. Kiến trúc nhà cửa, phong tục tập quán đều in đậm nét văn hóa của người xứ Quảng, kể cả những tên gọi các loài vật, cây cối, nghi lễ và văn hóa bản địa. Tất nhiên về ngôn ngữ, cách phát âm người Bình Thuận có những đặc điểm, phương ngữ riêng.
Về mặt địa lý, Bình Thuận ngày xưa thuộc vùng đất Chiêm thành là biên giới tiếp giáp đất Chân Lạp cũ, là nơi thường xuyên xảy ra các trận chiến ác liệt của vương quốc Chân Lạp với vương quốc Chiêm Thành, máu chảy thành sông, thây chất đầy nội. Ngay cả khi đế chế Angkor của Khmer đánh chiếm Chiêm Thành cũng chỉ phần đất phía Bắc tiếp giáp Đại Việt tại châu Nghệ An, còn phần đất Chiêm Thành Nam kéo dài đến Phan Thiết vẫn giữ vững nên các cuộc chiến tranh liên miên dường như không bao giờ dứt. Đất Bình Thuận xưa (cả tỉnh Ninh Thuận ngày nay kéo dài đến Đồng Nai) được coi là vùng cực Nam Trung bộ, đây cũng là nơi kết thúc vương triều Chiêm Thành trong lịch sử với hình ảnh tháp Chàm Poshanu trên đồi Ông Hoàng, Phan Thiết ngày nay trước khi sáp nhập vào Đại Việt.
Chiến tranh gây bao chết chóc thương đau giữa chiêm Thành với Chân Lạp, giữa Đại Việt (Việt Nam) triều Nguyễn với cuộc phản loạn của quan cai quản Chiêm Thành đời vua Minh Mạng đã gây ra bao cảnh chết chóc, điêu linh. Chính từ những cuộc giao tranh khốc liệt này đã để lại trên vùng đất Bình Thuận quá nhiêu thây ma binh lính tử trận. Vùng Bình Thuận ngày nay có rất nhiều mả mồ xây bằng đá ong vô chủ từ bao đời để lại dân gian thường gọi là mả Tần, mà Hời. Những ngôi mả có tường thành bao bọc hoặc đá ong rắt to lớn, có tứ trụ hình búp sen. Chứng tỏ người chết phải là một người giàu có, quyền thế trong xã hội nhưng là người Việt, người Hoa hay người Chăm thì không ai biết. Cách kiến trúc bằng chất liệu như các tháp Chăm cổ, có nhiều mộ khai quật lên không có hài cốt, chứng tỏ đã được hỏa thiêu hoặc chôn ở vị thế phong thủy quanh ngôi mộ cùng với các vật quý giá chôn theo. Người ta không chôn tro cốt và vật theo chủ có giá trị dưới đáy huyệt mộ vì sợ có kẻ đào bới, hôi của.
 
Ngày nay, nếu du khách đến với làng chài Chí Công (huyện Tuy Phong – Bình Thuận) nằm cách thị trấn Phan Rí Cửa khoảng 12km sẽ nhìn thấy người dân làng chài sinh sống trên khu mồ mả xưa mà lạnh cả gáy. Nhiều người sử dụng mả cổ làm bếp, làm vách nhà, nền nhà. Ngày xưa, nơi đây có rất nhiều người mắc bệnh phong (cùi). Một người khách lạ đến đây khi nhìn thấy mồ mả với nhà người sống chen chúc nhau chắc chắn không thể nào dám ngủ qua đêm. Và những câu chuyện về ma thì hầu như ai cũng biết rất nhiều, rất rợn người. Nhưng nếu hỏi ở xứ này có ai sợ ma nhát không, câu trả lời là không ai, không bao giờ.
 
Chuyện về ma ja (ma nước) được coi là vong hồn người chết đuối; ma lai, xà niêng là những người chết lạc rừng, lạc chợ không ai thờ cúng thường đi vắt vưởng kiếm ăn hay chuyện ma nhát người thường gắn với một địa danh nào đó và thường liên quan đến chuyện ngãi bùa. Trong tư duy của người dân quê Bình Thuận, ma không phải là kẻ hung ác hại người mà là một thế lực vô hình tồn tại quanh quẩn bên con người dưới dạng báo oán, trả thù kẻ ác đã ám hại, biến họ thành ma hoặc ma chỉ tồn tại ở những khu vực riêng biệt. Thông thường, các vùng nông thôn thuộc các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam quanh thành phố Phan Thiết, loại ma hiền không hại người thường “có mặt” trong các bụi duối ma giữa đồng hoặc một khu vực trống vắng nào đó.? Ở xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc có hai địa danh nổi tiếng có ma xưa nay là đồng đất Quản Hựu và Cầu Liêm. Dân xứ này có câu “Cọp núi ông, ma Quản Hựu” hay câu “Cọp Núi Một, ma Cầu Liêm”. Quả nhiên, dân vùng này từ già đến trẻ đều biết chuyện về ma.(?) Vùng đất của ông Quản Hựu xung quanh là ruộng, khu đất toàn cây cối rậm rạp như một ồc đảo hình thành từ thuở nào không ai biết. Nhưng người đời kể lại rằng khu rừng này ngày xưa có rất nhiều cọp beo, heo rừng hung dữ. Khi ông Quản Hựu qua đời, người ta thấy gần khu nhà cổ có một rặng cây duối to cao, mọc rậm rạp, um tùm, kín bưng, bị bỏ hoang nhiều năm không ai dám đến gần, thậm chí không ai biết trong lùm duối ấy có những gì nên đặt tên là “duối ma Quản Hựu”. Hết đời trước đến đời sau cứ thế mà gọi tên là bụi duối ma Quản Hựu.
Người trong xóm Cồn Quê kể chuyện: Những đêm trăng sáng, giữa khuya, từ trong bụi duối rậm có tiếng hát của một người đàn bà rất trẻ, tuơng truyền là một người vợ lẽ ông Quản Hựu chết oan uất, là một thôn nữ rất xinh đẹp, tóc để dài tới gót chân, cất tiếng ma hát rằng:
 
“Ví dầu, ta chẳng sợ ai
Sợ sắt, sợ đá, sợ vôi, sợ chì. . .”
 
Tiếng ru con của “ma” nữ này nghe não nuột và thê thảm lắm. Thường giữa đêm khuya thanh vắng, người dân đi chợ khuya phải đi ngay qua vùng đất này nên ai cũng biết, ai cũng nhận mình từng nghe tiếng hát ru con :
 
“Ấu ơi, con ngủ cho ngon
Để cha Quản Hựu của con đi cày
Ầu ơi, con ngủ giấc lành
Để mẹ gánh nước tuới hành tưới dưa”
 
Con nít vùng này sinh ra mọi đứa đều được cha mẹ cho mang một dây trong cổ có một cục chì nhỏ để kỵ ma.(?). Con nít đi đường ngang qua đất Quản Hựu thường được bà mẹ quệt miếng vôi ăn trầu lên trán để tránh bị ma bắt. Không biết đã từng có ai bị ma bắt hay chưa, nhưng dường như mọi việc vẫn tồn tại hết đời này sang đời khác. Cây duối mọc rất nhiều trong vùng này, mọi cây duối đều bị con người chặt nhánh có cháng ba để uốn cong làm lưỡi hái gặt lúa, nhưng cây duối ma chẳng ai dám bén mảng đến chặt bao giờ. Bếp lò cúng tiễn ông Táo về trời hay các vật dụng của người chết từ áo quần, chăn màn chiếu . . . người nhà mang đến liệng vào bụi duối ma như một ký thác.
 
Cầu Liêm nằm đoạn giữa cánh đồng cây số 9, tỉnh lộ 28 cũ đi Phan Thiết – Ma Lâm, ngày nay nối TP. Phan Thiết với huyện Di Linh (Lâm Đồng) chỉ là một cây cây cầu gỗ nhỏ chừng 100 mét, ngày nay xây bằng bê tông bắc qua con suối nhỏ. Con suối này chảy từ trên rừng về, ngang qua đồng ruộng nhà ai thì lấy tên người đó làm tên suối. Chỉ hơn 20 cây số ngoằn ngoèo mà nó có hàng chục tên gọi khác nhau. Suối ông Bổn, ông Bảy Đài, ông Hai Huê, ông Phượng, ông Phó Hai, ông Tư Chẳng, ông Tư Đến, rồi băng qua lộ ngay tại cầu Liêm.
 
Thời chiến tranh, cầu Liêm vùng Tam giác sắt là đoạn huyết mạch trên quốc 28 nối hai ấp chiến lược Bình An và Bình Mỹ Thuận (Bình Lâm) thuộc quận Thiện Giáo của tỉnh Bình Thuận. Nơi đây “điểm chết” của rất nhiều tay sai ác ôn của giặc bị du kích và nhân dân Hàm Chính tiêu diệt cả ban ngây lẫn ban đêm. Người ta phải thường xuyên xây am thờ bên dốc cầu vì hình như không quá ba ngày đã có một, hai tên địch bị giết bởi bắn tỉa, cài mìn, đắp mô, ám sát. . . Do đó đây là đoạn đường được mệnh danh là cung đường ma.? Không ai bạo gan dám qua đây một mình trong đêm sau ngày đất nước hoà bình, độc lập.
 
Hầu như ai lỡ đi ngang qua vào buổi tối trời, khi về đến nhà thế nào cũng kể chuyện rùng rơn đã gặp tại cầu Liêm. Giai thoại kể về Thượng úy M.A bộ đội từ đảo Phú Quý về thăm nhà – đi chơi về khuya, đạp xe ngang qua cầu Liêm. Anh lia đèn pin, nhìn thấy một cụ già tóc bạc, tay cầm giỏ đệm, bên cạnh là một con chó rất to ngồi trên thành cầu, mắt đỏ như lửa trừng trừng nhìn như muốn xông đến cắn… Anh hoảng sợ, rút súng ngắn bắn chỉ thiên.? Tất cả biến mất trong đêm. chỉ còn một túi đệm rách trên cấu phất phơ. Hôm sau, anh nghe kể lại có một ông lão bị xe tông chết vài hôm trước bên dốc cầu.
 
Chuyện kể lại, vào khoảng năm 1973, trong một đêm văn nghệ do đồn lính Ngụy của ấp chiến lược Bình Mỹ Thuận tồ chức (nay là thôn Bình Lâm, xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc) có rất đông lính, cảnh sát và nhân dân tham dựKhi đến màn vũ sexy phục vụ lính, du kích mật ném một trái lựu đạn lên sân khấu nổ tung… Trong số lính Sài Gòn chết và bị thương có một anh con trai khoảng 15 tuổi là con chủ nhà ngay cửa trường công, nơi trưng dụng vách nhà làm màn sân khấu ngã lăn quay chết. Đám tang tổ chức khá rình rang vì ông chủ xe ngựa thuộc gia đình khá giả. Ai ngờ đến nửa đêm, mọi người đang mơ màng, lim dim ngủ thì bất ngờ có một con mèo giá (tam thể, đen sọc trắng) không biết từ đâu nhảy qua quan tài. Sau đó thì anh này ngồi bật dậy như vừa ngủ một giấc dài, còn những người cỏ mặt trong lễ tang ấy kinh hoàng tưởng ma.
Từ đó, câu chuyện mèo tam thể nhảy qua quan tài làm người chết sống dậy được đồn đại khắp nơi nơi. Có thể ngày nay y học hiện đại lý giải hiện tượng chết lâm sàng nhưng 40 năm trước, không phải ai cũng biết điều đó. Giống như hiện tượng ngọai cảm của Phan Bích Hằng ngày nay cũng từ vụ chết lâm sàng sống lại. Không hiếm những câu chuyện trên nghĩa địa ở Căng và Lầu Ông Hòang (Phú Hài), mộ người chết mới chôn bỗng dưng xác rời khỏi quan tài, trả về nhà gia chủ (?) mặc dù không hề có ai thù ghét gì. Nếu chuyện xãy ra ở nơi nào khác, chắc hẳn sẽ trở thành một câu chuyện mê tín dị đoan hay lừa bịp. Còn ở đất Bình Thuận, những chuyện như ma rung cây, ma chặn đường, ma đi đường quá giang, ma khóc, ma hát ru con… là chuyện bình thường khôg mấy ai quan tâm. Vì âu cũng là chuyện tầm phào.

Với người Bình Thuận, ngãi bùa của người Chàm và Chà Và mới là một bí ẩn đáng sợ hơn ma rất nhiều. Vì có rất nhiều người đi tìm trầm hương, đá quý nên ngãi mách, ngãi chỉ đường, bùa tránh ma, tránh ông ba mươi là những huyền bí luôn thách thức con người nuôi mộng làm giàu và quyết chí lao vào cõi ma muội để hy vọng được đổi đời….
“Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận” là câu chuyện của ngày xa xưa, ngày nay vẫn còn lưu truyền trong dân gian rất nhiều nhưng chỉ làm quà cho nhau trong những lần gặp gỡ, không còn là nỗi ám ảnh hay lo sợ của con người. Những địa danh : cầu Liêm, mả thằng Cuội, cây duối ma, dốc ma, dốc ông Cọp… tất cả vẫn còn nhưng cảnh vật, con người đã thay đổi theo quá trình đô thị hóa và con người hiện đại đang sinh sống đông đúc hơn.
 
 
 

Vàng Hời và lời nguyền huyền bí

Vàng Hời: Theo những người làm nghề kim hoàn đó là vàng của các vua chúa người Chăm, được chôn giấu ở những kho bí mật dưới đất lâu năm. Những loại vàng Hời thường gặp là hình buồng cau, trầu, con gà trống… Vàng này vì pha nhiều bạc, khoảng từ 6 đến 6,5 tuổi nên có màu sáng hơi xanh.Tiết trời tháng mười một lạnh căm. Gà gáy canh hai, ông Trần Mười ra chuồng mở trâu đi cày thì thấy ngay chỗ mả vôi sáng trưng. Một con gà trống bằng vàng tỏa anh kim quang lấp lóa dẫn theo một đàn gà mái và gà con nhỏ hơn. Ông vội vàng chạy vào nhà tìm một chiếc quần phụ nữ màu đen. Lúc trở ra, đàn gà vàng đã biến mất.

59-659-01

Chuyện vàng Hời không lạ lùng chi với người làng. Trẻ con cũng biết. Gà vàng thường đi ăn đêm. Khi nhìn thấy, chỉ cần lấy một vật ô uế, như quần của phụ nữ chẳng hạn, trùm lên là bắt được ngay. Tuy nhiên, bắt được hay đào được vàng Hời không phải là điều may mắn. Chỉ 3 tháng 10 ngày sau, người được vàng Hời phải chết.

59-5

Hình như niềm tin nớ liên quan tới một lời nguyền của người Chiêm Thành, được truyền trong dân gian. Chính như rứa, chẳng ai mong muốn được gặp vàng Hời.

Ông Trần Mười ở một mình giữa gò Mồ Côi giữa đồng. Cạnh nhà ông, gần chỗ chuồng trâu có một cái mả cổ được xây bằng đá, kiến trúc kỳ lạ. Ai cũng nói đó là mả Chiêm Thành, dưới chôn rất nhiều vàng.Bao nhiêu lần cho trâu ăn cày khuya, ngang qua mả Chiêm Thành, chúng tôi vừa sợ vừa mong ngó thấy cón gà vàng hiện ra nhưng không hồi mô thấy được.

Làng phía sau Hòn Đền, thánh địa Mỹ Sơn, có rất nhiều di tích Chăm đã hoang phế theo thời gian. Cách gò Mồ Côi vài trăm mét có gò Mu Rùa. Hình ngọn gò này y hệt một con rùa, có đủ bốn chân, đầu, cổ. Trên đỉnh đồi khum khum hình mu rùa có một hố cạn, xung quanh có nhiều gạch Chăm vương vãi. Người ta kể, trước đây nơi đó có một ngọn tháp nhỏ, bị bom đạn đánh sập thời chiến tranh. Đó chính là nơi giấu vàng của Chiêm Thành. Nhiều người đã từng xem bóng tháp đổ vào ngày rằm tháng giêng để đào bới tìm vàng nhưng không gặp.

59-1-01

 

Ở chỗ Hố Cây Sông, dưới chân núi Cà Tang, ngay phần cuối của giồng Mả Vôi có một cái mả cổ khác. Mả cổ nớ giống y hình một con rùa. Cách đây chừng hai chục năm, hạn hán đói kém quá, một nhóm thanh niên lén lút đào trộm mả cổ này. Vì sợ chính quyền, nên việc đào bới được thực hiện ban đêm, giữa núi. Đây là lời kể của một người từng tham gia đào bới: Xuống sâu chừng 4m, dưới lòng ngôi mộ bắt đầu xuất hiện những tảng đá chẻ vuông vứt lát dọc theo một đường hầm. Lần theo đường hầm khoảng 10 m, tự nhiên có nhiều nhánh rẽ khác. Đào vào một nhánh, không thấy có gì cả. Cả nhóm sợ quá bèn thắp hương cúng bái xong rồi lấp trở lại ra về. Khoảng 3 tháng sau, một trong những người đào mả vôi ở Hố Cây Sông tự nhiên đột tử. Từ đó nhiều ngôi mả cổ khác trong làng liên quan đến người Chiêm Thành không ai dám xớ rớ tới.

Cốm tết, món ẩm thực không thể thiếu trên bàn thờ cúng ông bà, tổ tiên trong mỗi dịp tết đến, xuân về. Đã có một thời gian, cứ mỗi dịp tết đến, xuân về là nhà nhà làm cốm, người người làm cốm, trẻ con cầm trên tay hộc cốm tết chia nhau ăn thật thích thú. Tuy nhiên, giờ đây những hình ảnh đó ngày càng phai nhạt trong ký ức của nhiều người.

com-hoc-phan-thiet1

Cốm tết của người Bình Thuận có nét đặc trưng riêng không giống loại cốm làm bằng hạt nếp non gói lá sen của người miền Bắc, hay cốm nổ làm bằng gạo của người miền Tây. Cốm nổ Phan Thiết được làm từ gạo nếp ngon (nếp 3 tháng), được lấy từ Phú Long về, bởi loại nổ này sau khi bỏ vào miệng thì rất thơm, tan đều trong lưỡi nên khách hàng rất ưa chuộng. Nếp sau khi sơ chế thành nổ cốm được trộn đều với hỗn hợp đường cát, sữa, nước cốt dừa… đã được chế biến. Tùy theo khẩu vị mà người làm cốm kèm thêm một số phụ liệu nữa là gừng và thơm, nho khô, chuối khô… trộn đều từ 30 – 45 phút, sau đó để nguội là có thể đóng khuôn được. Hỗn hợp này tiếp tục được cho vào khuôn có hình chữ nhật (còn gọi là hộc cốm), trước đây hộc làm bằng gỗ, tuy nhiên trong quá trình làm hay bị dính khuôn và đổ nhớt, khó vệ sinh nên hiện nay nhiều người dùng hộc bằng nhựa, sau đó đậy nắp rồi dùng đòn bẩy nén chặt. Sau khi lấy ra khỏi hộc cốm được đem phơi nắng khoảng 4 – 5 tiếng rồi dùng giấy màu hoặc bao kiếng gói lại, sau đó đính kèm thêm vài bông hoa giấy dán thêm phía trước hộc cốm là sản phẩm đã hoàn thành.

Với những người con Bình Thuận xa quê, mỗi khi có dịp về quê ăn tết là không thể nào quên được vị cốm tết quê nhà. Những lát cốm vàng, xen lẫn với những mảnh thơm, mảnh gừng mỏng trông rất hấp dẫn. Trong thời tiết giá lạnh của ngày tết, cắn từng miếng nhỏ, nhai thật chậm sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon, ấm nồng của miếng cốm. Cốm hộc là thứ quà đặc trưng của vùng đất Bình Thuận, là tinh hoa truyền lại từ nhiều đời. Người Bình Thuận mỗi khi nhìn thấy cốm hộc là biết tết đến, xuân đã về, là nét đẹp văn hóa không thể lẫn vào đâu được của người dân Bình Thuận.

Người dân Phan Thiết quê tôi vốn rất tự hào với cốm hộc, bởi đó là một trong những món ẩm thực truyền thống không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên mỗi khi tết đến. Những người sinh sống nơi xa, dù ở trong hoặc ngoài nước đều không quên dặn dò người thân gửi cho mình dăm bịch cốm để bày bàn thờ cho dúng thông lệ, và để khi ăn có thể nhớ lại hương vị quê nhà. Tuy không sang trọng, nổi tiếng đi vào văn thơ như cốm làng Vòng bọc lá sen xứ Bắc, nhưng cốm hộc không kém tinh tế trong các công đoạn chế biến và còn không thua cả về mặt hương vị quyến rũ.
 
Về đại thể , cũng như cốm Vòng, quà tết nổi tiếng xứ Bắc , nguyên liệu chính để làm cốm hộc cũng là nếp nhưng già nắng hơn. Nếp được đem rang cho nở bung ra tạo thành những hạt to xốp gọi là „nổ“ .
 
Nổ được cho vào thúng hay mẹt lớn để lượm bỏ đi những vỏ trấu, vỏ mày còn sót trước khi đem ngào đường. Người ta đun đường với nước trong các chảo lớn. Ban đầu , chỉ dùng đường thẻ, sau muốn cho đẹp mắt và bán có giá hơn , các chủ lò cốm chuyển qua dùng đường cát trắng .Khi đường gần “ tới“ , thời điểm mà chỉ người làm quen , có tay nghề mới biết , người ta cho vào chảo những miếng gừng và những miếng dứa ( thơm) nhỏ cắt lát , giã dập để cốm có mùi vị cay, chua dìu dịu , cái hương vị đặc biệt mà ai ăn rồi sẽ nhớ mãi .

      Tiếp theo là công đọan đóng cốm. Người ta dùng ván gỗ đóng các khuôn cốm giống như những khối vuông có cạnh khoảng 20 phân mét nhưng hai mặt rỗng. Sau khi cho cốm vào hộc , người đóng dùng một miếng gỗ rời ép chặt xuống cốm cho bằng phẳng. Tiếp theo , cốm được lấy ra xếp vào một tấm phên lớn, đem phơi nắng . Khi cốm đã khô, công đoạn cuối cùng là gói cốm. Giấy gói cốm tường là giấy bóng mờ hoặc giấy bóng kiếng đủ màu. Để hấp dẫn và bắt mắt hơn, người ta dán thêm một vài cái hoa văn lên hai đầu hộc cốm. Bây giờ ,mọi công đọan đã xong ,chỉ còn việc đem cốm đi bán .
 
Với trẻ con cốm hộc là một thứ quà rất hấp dẫn. Chúng muốn cốm hộc có quanh năm để được cha mẹ cho ăn thường, ăn hoài thứ quà vô cùng ngon miệng này. Nhưng mong muốn của chúng không thể xảy ra được, vì chỉ đến những ngày cận tết khoảng từ 20 tháng chạp đổ về, người ta mới bắt đầu sản xuất cốm. Khi còn bé, tôi vẫn cũng rất mê cốm hộc. Cứ đến ngày 23 tháng chạp âm lịch thế nào tôi cũng theo mẹ đi chợ tết để nhắc mẹ cho, vì chưa có năm nào mẹ quên cả. Cốm mua về được bố bày trang trọng trên bàn thờ để dâng cúng ông bà, tổ tiên. Khi hết ba ngày tết cúng tiễn ông bà đi xong, cha mẹ mới cho phép lấy cốm hộc ăn. Bịch cốm khá lớn nên bao giờ cũng phải cắt ra thành những miếng nhỏ, đưa mời nhiều người cùng ăn. Cha mẹ tôi thường nhâm nhi cốm hộc với trà tàu, trà sen. Còn tôi thích xin thêm một, hai miếng chạy ra đầu xóm để chia miếng ngon cùng mấy đứa bạn.
 
Cốm hộc là thức ăn đặc trưng của vùng đất Phan Thiết, là tinh hoa, truyền thống từ nhiều đời. Nó không chỉ là đặc sản ẩm thực ngày tết mà còn là nét văn hóa riêng của địa phương. Người dân quê tôi mỗi khi nhìn thấy cốm hộc là biết xuân đã về, biết tết sắp đến. Nhiều năm qua món quà truyền thống này tưởng chừng bị mai một, chìm vào lãng quên bởi ít thấy xuất hiện trên thị trường.
 
May thay hôm nay thứ quà truyền thống này đã được hồi sinh với cái tên khác. Cho dù cốm “dẻo gừng” hay “cốm hộc” thì cũng chỉ là cốm Phan Thiết quen thuộc mà thôi. Chắc có lẽ nhiều người xa quê nặng lòng với quê hương vẫn nhung nhớ khôn nguôi cái tên “Cốm hộc” ngày xưa do đã thân thương gần gũi tự bao đời. Nhưng xá gì cái tên gọi bởi trong tận cùng trái tim của những người dân thành hố biển, hình ảnh cốm hộc vẫn ngự trị in sâu như một giá trị tinh thần không bao giờ phai lạt.  ”
 
 
 
MƯA
 
              Hoàng Công Bình
 
 
 
Mưa Phan Thiết không buồn như Huế
 
Mưa từng cơn xối xả vội vàng
 
……………………………….
 
Mưa Phan Thiết ít lần trọn buổi
 
Không lê thê dai dẳng nặng nề
 
Mưa để nhớ rằng trời có nước
 
Mưa vì thương cây cỏ bạc màu
 
Mưa cho em xanh thêm màu tóc
 
Mưa cho ta có một ngày thường
 
Mưa Phan Thiết, mưa vào cuối hạ
 
Để dáng trời thon thả mây trôi
 
Để nắng về gặp mưa bối rối
 
Để em thành mộng mỵ kiêu sa
 
Mưa Phan Thiết, mưa như muốn nói
 
“Rằng người ơi,
 
                  Người ở đừng về”
 
Phan Thiết quê hương tôi – Nguyễn Thế Tân
 

 

kho thịt với măng khô

Nếu có dịp đến Mũi Né-Phan Thiết vào những ngày Tết Nguyên đán, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn hương vị Tết cổ truyền, trong đó có món măng kho thịt cuốn bánh tráng mà rất nhiều du khách muốn nếm thử.

Món măng kho thịt là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị thơm của măng và béo ngậy của chân giò được hầm kỹ. Vị ngọt thanh của nồi măng kho thịt như làm dịu đi cái chua của củ kiệu, dưa hành. Ngoài lý do là món ăn ngon, không ngán, nồi măng khô kho thịt còn phù hợp với tiết trời se lạnh của những ngày Tết, nhất là ở miền Bắc, miền Trung. Có lẽ vì thế mà trên mâm cỗ ngày Tết, nhà nào thiếu nồi măng kho thịt thì hương vị Tết cũng chưa được tròn đầy.

Cách nấu măng kho thịt cũng không quá cầu kỳ. Măng khô rửa sạch, ngâm qua đêm cho măng nở hết. Cho măng vào nồi luộc, nước ngập mặt, luộc vài lần cho đến khi nước luộc măng trắng và măng chín mềm, sau đó vớt ra rổ rồi xả với nước lạnh cho sạch, để ráo nước rồi xé nhỏ. Ướp măng với gia vị rồi trộn thật đều, sau đó bóc hành khô, cho vào chảo dầu phi thơm rồi đổ măng vào xào đến khi săn lại cho sợi măng ngấm gia vị. Thịt heo rửa sạch, chặt miếng vừa dùng rồi xát muối cho hết mùi, ướp gia vị để 30-45 phút cho ngấm gia vị rồi xào thơm, đổ ít nước vào rồi để lửa nhỏ. Tiếp tục cho măng đã xào vào nồi thịt rồi nấu cho đến khi măng mềm, thịt mềm là được, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.

Thường miếng măng ăn ngon hơn miếng thịt bởi khi hầm với thịt, miếng măng thẩm thấu vị béo, vị ngọt của thịt mà vẫn giữ được cái bùi, cái đậm của hương vị núi rừng. Nếu cuốn với bánh tráng Bắc Bình, rau sống, củ kiệu, chấm thêm chút mắm đường ớt tỏi, món măng kho thịt ngon nhớ mãi.

Món măng kho thịt ngày tết thơm ngon sẽ bổ sung thêm gia vị ấm nóng cho bữa cơm gia đình, tạo cơ hội để mọi người cùng quây quần trong những ngày đầu xuân năm mới.

Hồi ký Việt Nam sống cùng năm tháng© , Tai Do Khac , 06.02.2021 Cộng Hoà Liên Bang Đức

___________________________________________________________